BẢN CHẤT CỦA LOẠI HÌNH GIA CÔNG
Bản chất của loại hình gia công là điều cốt yếu mà những người làm trong ngành cần biết.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái quát loại hình gia công
Gia công là phương thức kinh doanh sản xuất mà đối tượng tham gia gồm: bên thuê gia công; bên nhận gia công, các bên cung ứng (supplier) và bên bán ( vendor). Trong đó:
- Bên thuê gia công: cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu (có thể cả máy móc, thiết bị, chuyên gia, tài liệu kỹ thuật)
- Bên nhận gia công: thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình sản xuất ra sản phẩm, nhận về thù lao.
- Các bên cung ứng: cung cấp cho nhà sản xuất các nguyên liệu thô hay những vật phẩm cần thiết để chế tạo thành phẩm
- Bên bán: Cung cấp trực tiếp thành phẩm cuối cùng đến khách hàng.
2. Bản chất của loại hình gia công
2.1 Bản chất cốt lõi của loại hình
Bản chất của gia công là phương thức kinh doanh sản xuất có quan hệ phụ thuộc: “Đối tác thuê gia công và đối tác nhận gia công”
Những nguyên liệu, máy móc, quy trình, sản phẩm gia công … đều thuộc sở hữu của bên thuê gia công. Mọi sự thay đổi về mục đích sử dụng đều phải có sự chấp thuận bằng văn bản của đối tác thuê gia công.
2.2. Đặc trưng cơ bản của loại hình gia công
a. Về mặt pháp lý
Bên nhận gia công sản xuất theo yêu cầu của bên thuê gia công và nhận về thù lao.
Những điều khoản chưa có trong hợp đồng gia công phải được quy định tại phụ lục hợp đồng.
Phải có biên bản thanh lý hợp đồng theo quy định và phương án xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu phế phẩm, máy móc thiết bị thuê mượn khi kết thúc hợp đồng.
Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy của pháp luật.
b. Về quy trình sản xuất
Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
c. Những lợi thế
Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, theo văn bản thỏa thuận, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt.
Được thuê thương nhân khác gia công.
Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định.
Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc.
2.3. Đối với danh mục hàng hóa cấm
Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước.
Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc; thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Chương V nghị định 69/2018/NĐ-CP: gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài.
Tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.
——————————————